Bài đăng

Làm Lý lịch tư pháp số 2 từ nước ngoài

Trường mình yêu cầu check lí lịch trước khi học. Và họ giao cho công ty thứ 3. Công ty này yêu cầu phải làm Lý lịch tư pháp số 2(đi học thôi mà làm quá ghê). Ít kinh nghiệm của mình về việc này cho nhanh gọn(google thì không có thông tin chính thức trên website của Sở Tư Pháp nhưng họ có hướng dẫn mẹ mình cụ thể): Hồ sơ xin cấp LLTP số 2 theo đường bưu chính cho người có yêu cầu đang ở nước ngoài(trước đây có hộ khẩu tại TP.HCM): 1. Tờ khai theo mẫu số 03/2013/TT-LLTP có xác nhận chữ ký của Lãnh sự quán Việt Nam(LSQVN) nơi bạn đang ở: download mẫu này ở website của Sở Tư Pháp, điền vào và đem lên LSQVN kí tại chỗ cho họ thấy và họ xác nhận. $70 lấy sau 1 tuần($90 lấy liền).  2. Một bản sao hộ chiếu Việt Nam có chứng thực của LSQVN tại nơi bạn đang ở: lời khuyên là nên photo toàn bộ các trang trong hộ chiếu từ trang thông tin cá nhân tới các trang có stamp xuất nhập cảnh, công chứng toàn bộ.(Sở Tư Pháp không yêu cầu rõ việc này nhưng LSQVN ở Canada chỉ như vậy)  3. Một tờ giấy có ghi th

[Q] Bánh mì ở Sài Gòn

Hình ảnh
Khi tôi còn nhỏ, Sài Gòn chỉ có loại bánh mì rỗng ruột. Tôi nhớ xe bánh mì gần ngã tư nhà tôi vào thời kì mà chỉ cần một nghìn đồng để mua được một ổ bánh mì tươm tất. Và đến bây giờ, để mua một bánh mì lề đường thì cũng ít nhất mười nghìn và giá có thể lên đến một trăm nghìn cho ổ bánh mì thương hiệu Subway tại Sài Gòn. Những xe bánh mì hồi ấy, xe nào cũng có một cái bếp than lửa thật nhỏ để ở dưới xe hoặc để ra ngoài. Mỗi khi có ai đến mua, một ổ bánh mì được chọn ra trong hàng loạt chiếc bánh được xếp ngay ngắn và đều đặn phía kính xe. Chiếc bánh được đặt trên lò than một chốc, trở đều 2 mặt cho nóng giòn. Khi mà cô bán bánh mì dùng một chiếc dao được mài dũa nhiều lần đến độ ngắn đi cả một nửa để xẻ thân ổ bánh mì ra, âm thanh rốp rốp thật vui và thằng dạ dày cũng hớn hở với âm thanh đó. Một trong những thứ không thể thiếu của bánh mì chính là pate. Pate phải mịn, phải béo, phải bùi. Một chiếc muỗng được cán dẹp đều 2 mặt tạo ra hình dạng như chiếc bay của anh thợ hồ trét xi măng.

Tự làm tủ bếp cho bé

Hình ảnh
Mình đã tính mua dàn bếp Mother Garden cho bé nhà mình. Bị cái là mẫu mình thích tận 5 triệu :( hic hic. Thậm chí mình đặt mua trực tiếp từ web taobao thì nó cũng 3 triệu. Thôi đành tự làm, tốn gần 500k cho tủ bếp và sắm sửa chén bát thêm vài trăm :) Con sướng, mẹ quá sướng <3  Keyword để tham khảo mẫu:   - cardboard box kitchen  - DIY kitchen toy  - Cardboard box car (cho bé trai)  Nguyên liệu: 340k (có thể thay đổi tuỳ mức độ…vụng về☺ )  - 3 Thùng carton (thùng có sẵn màu trắng càng tốt): 40k x 3 (2 thùng làm tủ bếp, 1 thùng để cắt ra làm khay kệ và phụ kiện)  - Dao rọc giấy loại to: 30k  - Keo và súng bắn keo: 45k + 30k  - 5 nắp đậy ống nước: 5k x 5 (Có thể thay nắp đậy này bằng nắp hộp thuốc, nắp chai nước)  - Vòi nước: 65k (mua loại rẻ nhất và nhỏ nhất) - Thau inox cỡ 22cm: 25k (có thể thay bằng thau nhựa có sẵn ở nhà)  Cách làm:  1. Vẽ mẫu ra giấy theo những thiết kế tham khảo. Vẽ ra sẽ giúp định hình được việc cần làm. Ở đây mình chọn 1 tủ có bồn và vòi rửa chén, bên dưới

[R] Mì - hủ tiếu - phở khô

Hình ảnh
Topic này không bàn về cách nấu nước lèo mà chỉ tập trung vào cách làm món mì khô/hủ tiếu khô/phở khô cho ngon giống một số tiệm đặc trưng ở Sài Gòn. 1. Mì khô: Các tiệm mì Tàu ở Chợ Lớn có nhiều cách để trộn mì khô. Mì tươi sau khi trụng vừa chín tới (vẫn còn độ giòn sật sật), xóc qua nước lạnh, cho ít dầu/mỡ cho mì không bị dính rồi trộn. Cách pha sốt gần giống tiệm:  -        Cách 1: rưới 2-3 tsp dầu hào vào mì đang nóng rồi trộn lên. Loại dầu hào nên dùng tại nhà: Oyster Sauce hiệu Kikkoman Green label (no MSG added) hoặc chọn các brand khác miễn không phải made in Tung Của. -        Cách 2: sốt pha như sau ·       Nước tương: 2 tbsp ·       Giấm: 1 tbsp ·       Đường: ½ hoặc 1 tbsp   Khuấy đều rồi trộn với mì nóng.     2.  Hủ tiếu khô: Các tiệm hủ tiếu khô ở Sài Gòn cũng có sốt riêng để trộn. Mình từng nghe nhiều bạn than muốn ăn hủ tiếu khô mà sao trộn vào ăn không giống. Hỏi ra mới biết vì các bạn ấy dùng dầu hào. Tiệm người ta hay dùng hắc xì dầu hơn. -        Cách 1: trộn b

Ăn crawfish vì sao ngon?

Hình ảnh
Crawfish là món ăn bắt nguồn từ Louisiana. Cách ăn gốc của dân Louisiana là họ dùng một số gia vị như lá bay, ớt bột, chanh vàng, muối hột…để tạo nước dùng luộc crawfish. Sau này thì những gia vị ấy được bán đóng thành gói, chỉ cần mua về đổ vào nồi là xong. Crawfish được luộc sôi khoảng 2 phút sau đó thì tắt bếp và ngâm ít nhất 20 phút để gia vị thấm vào con crawfish.  Tuy nhiên, nhiều nhà hàng crawfish nổi tiếng ở Mỹ đều là của người Việt. Và một điều rất tự hào là những nhà hàng Việt đầu tiên họ đã tạo ra một số mùi vị khác biệt để nêm ăn với crawfish cho đậm đà. Bạn chỉ cần google “Vietnamese crawfish recipe” là sẽ nhận ra điều đó. Ví dụ như sốt bơ tỏi chẳng hạn để trộn với crawfish trong một túi nylon thật to cho thấm và ăn. Người Việt mình thích gia vị nhiều mà. Ăn ghiền lắm. Chính mấy bạn nước ngoài cũng ghiền theo khẩu vị của dân mình. Trong khi những tiểu bang khác thì hầu như không có nhà hàng crawfish nào. Nhưng chẳng sao, vì đa số các công ty nuôi và bán crawfish ở Louisian

Đọc sách cho bé trên 1 tuổi [1]

Hình ảnh
Thật ra, nếu chịu khó đọc sách, các bạn sẽ thấy chẳng ai chia kiểu 1 tuổi như vậy cả. Mình tự phân ra chỉ dựa vào kinh nghiệm đọc sách cho con mình thôi. Cái mốc 1 tuổi chỉ là cái mốc giả định. Chứ cái mình muốn dùng để phân chia sự khác biệt là thời điểm bé hiểu và biết thắc mắc. Tốc độ phát triển sẽ khác nhau ở các bé khác nhau. Có bé mới 10 tháng đã nói được, có bé tận 2-3 tuổi mới nói được. Nhưng khi nào bé bắt đầu nhận thức được sự vật quanh bé hoặc bé biết thắc mắc thì đã đến lúc ta thay đổi cách đọc sách cho bé. Bé thắc mắc không có nghĩa là bé biết nói. Nhiều bé chưa hề biết nói nhưng có thể dùng body language để trao đổi với ba mẹ rất tốt. Bé sẽ ngồi yên ngoan ngoãn, nhìn ba mẹ bằng đôi mắt đen lay láy đáng yêu, chờ ba mẹ đọc hết sách rồi bé nêu thắc mắc? Không có việc đó đâu. Hãy quên ý nghĩ đó ngay và...luôn. Bé sẽ nhảy lên nhảy xuống chẳng tập trung nghe. Bé sẽ chỉ vào trang sách thắc mắc một hình nào đó - và lặp lại thắc mắc đó liên tục không ngừng dù bạn đã giải thích cho

Sách cho mẹ

Hình ảnh
Hiện nay tuy thông tin internet khá đầy đủ nhưng vì quá nhiều nên cũng dễ rối, đọc lan man không theo trình tự dễ nhớ. Do đó, sách vẫn là đối tượng được các bà bầu yêu mến. Sau đây mình giới thiệu một số tài liệu cần thiết cho các bà bầu nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. 1. Caring for Your Baby and Young Child, 5th Edition: Birth to Age 5 (4.5*) Đây là quyển sách khá đầy đủ, chi tiết, từ nhỏ đến tận 5 tuổi. Sách theo quan điểm Mỹ, khá thoáng và sáng tạo. Bạn sẽ học được cực nhiều kiến thức nuôi dạy con mới. Sách này được tái bản lần 5 rồi. Ngày xưa chỉ đứng tên của tác giả nhưng hiện nay được American Academy of Pediatrics đứng tên. Sách dùng lâu dài được. Có cả bản Kindle. Mình có bản pdf. Ai cần thì để lại email ở comment mình gửi tặng.  2. The Happiest Baby on the Block (4.5*) Sách của tác giả Harvey Karp với lượng review khủng từ Amazon. Với những kinh nghiệm đơn giản nhưng cực kì bổ ích. 3. Viết cho bà mẹ sinh con đầu lòng - BS Đỗ Hồng Ngọc Cuốn này tuy cũ nhưng do Bs Đỗ Hồ