Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2013

Cơm hến - Huế ở trong lòng

Hình ảnh
Nếu bạn không phải là fan của “Mắm ruốc” hay nếu bạn chưa từng ngồi nghe người Huế luận bàn cái chuyện Con hến Cơm hến thì hẳn bạn ăn đâu đó một tô cơm hến ở Sài Gòn (thậm chí ăn tại Huế) và sẽ nghĩ ngay “nhạt nhẽo thế!”. Cơm hến thật ra cũng không phải dành cho những bạn ghiền ăn mắm ruốc. Nhưng ai thích mắm ruốc thì sẽ “thấm” cái vị cơm hến nhanh hơn. Cơm hến có cái gốc cái rễ cái cội cái nguồn mà khi hiểu nó bạn sẽ có cái nhìn rất khác. Và cơm hến sẽ đặc biệt ngon khi người nấu là người Huế hoặc bạn được ăn cùng người Huế. Ăn bát cơm hến trong một cái không gian rôm rả giọng Huế “Răng lạ rứa!” nó ngon miên man đến kì lạ. Ở Huế có một làng được gọi là Làng Hến hay Cồn Huế - nơi người dân sinh sống bằng nghề cào hến về chế biến và đem bán. Ngày ngày người dân nơi đây ra dọc hạ nguồn sông Hương cào hến về, rồi rửa sạch, luộc hến, giữ nước lại. Con hến đã luộc được đãi vỏ bằng những chiếc nia thưa. Thịt hến được giữ lại bán cùng nước hến luộc. Hến nhiều nhất là được đem ra chợ bán. Cái

Tản mạn chuyện bún thang

Hình ảnh
Bún thang có thể xem là đặc sản của rất riêng Hà Nội. Và nhắc đến Hà Nội thì người ta lại nghĩ ngay đến người Tràng An. Nhìn món bún thang bày trên cỗ thì thấy phảng phất đâu đấy cái hồn của người Tràng An xưa vì bún thang bày biện cầu kì, sang trọng nhưng lại rất thanh thoát. Vậy mà ít ai biết rằng bún thang là món "giải quyết tồn dư" sau những ngày Tết. Khi ngày mùng 4 về gà luộc rồi giò chả còn dư sẽ được dồn hết vào cho món này. Đây thực sự là món phức tạp - phức tạp cả cách làm lẫn bản sắc. Mang tiếng là món để giải quyết thức ăn dư sau Tết nhưng để có bát bún thang ngon, các bà nội trợ đã chuẩn bị sẵn xương hầm rồi gà ngon từ tận trước giao thừa. Vì đợi đến mùng 4 thì đồ ăn vừa đắt vừa không ngon. Nhìn bát bún, đếm đâu đó cũng gần chục nguyên liệu nhưng để chế biến món này thì cần tận 2 chục chứ chẳng phải 1 chục :) Và với bấy nhiêu sự phức tạp để chuẩn bị một bát bún thang thì lý do người ta nhớ đến món này vì cái sự thanh và nhẹ của bát bún chứ không phải cái vẻ cầu k